Cách xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp

Marketing là một hoạt động vô cùng cần thiết ở bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào. Chính vì vậy, mỗi đơn vị đều phải lên kế hoạch cho một chiến dịch marketing hiệu quả, nhằm phổ biến thương hiệu của mình. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một quy trình bao gồm 6 bước để có thể lập chiến lược marketing một cách hiệu quả, đạt kết quả tốt. Cùng theo dõi nhé!

Tầm quan trọng của hoạt động xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 hiện nay, bên cạnh các phương thức marketing truyền thông, các doanh nghiệp cũng thường chú trọng triển khai marketing online song song, nhằm mang lại hiệu quả quảng bá hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện một chiến dịch marketing thành công.

chiến lược marketing

Có rất nhiều đơn vị chỉ tập trung xây dựng website sao cho thật bắt mắt hay đầu tư nhiều chi phí vào việc chạy quảng cáo, dẫn đến thất bại nối liên tiếp. Trong khi đó, mấu chốt quan trọng của marketing chính là hiểu lợi thế của chính doanh nghiệp mình, hiểu khách hàng của bạn là ai, nhu cầu của khách hàng là gì,…lại chưa được xác định. Đặc biệt trong xu thế hiện tại doanh nghiệp cần phối hợp Marketing Online đa kênh: chọn giải pháp phát triển website với dịch vụ SEO tổng thể tại công ty Mona Media, chiến lược content marketing dài hạn cho công ty, chiến lược, kết hợp quảng cáo, phân tích số liệu,… Tham khảo chi tiết dịch vụ SEO của Mona TẠI ĐÂY!

Ngoài ra, cần lưu ý về độ bảo mật của website trước khi thực hiện chiến dịch tiếp thị quảng bá, nếu trang web của bạn có bảo mật kém thì phần lớn người dùng sẽ bỏ qua đặc biệt đối với việc xây dựng website bán hàng, thương mại điện tử. Cách đơn giản nhất chính là khi xây dựng phát triển website bạn nên sử dụng kèm theo gói dịch vụ đăng ký mua SSL để tối ưu bảo mật cho website của mình.

Vì vậy, việc cần thiết là phải đưa ra một chiến lược cụ thể ngay từ đầu, từ những chi tiết nhỏ nhất, như vậy sẽ giúp đơn vị định hình hướng đi cũng như mục tiêu phát triển rõ ràng hơn, mang lại hiệu quả phát triển lâu bền và vững chắc.

Các bước để xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp một cách hiệu quả

Có lẽ bạn đang lo lắng và cho rằng việc lên kế hoạch cho một chiến lược marketing khó khăn giống như việc đốn một cây cổ thụ vậy. Tuy nhiên, thực tế sẽ không quá khó nếu bạn thực hiện theo 6 bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

1) Nghiên cứu khách hàng, đối thủ và rà soát hiện trạng truyền thông

Bước đầu tiên trong chiến dịch này chính là nghiên cứu khách hàng. Bạn hãy vận dụng mô hình phổ biến nhất hiện nay đó chính là 5W1H (Who, What, Why, When, Where và How).

Với mô hình này, bạn sẽ tự đưa ra và trả lời các câu hỏi bao gồm: Khách hàng của bạn là ai? Họ thường mua gì và mong muốn gì ở sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Vì sao họ mong muốn như vậy? Họ thường có phát sinh nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ khi nào? Họ tham khảo thông tin ở đâu trước khi quyết định mua hàng, quá trình đưa ra quyết định diễn ra như thế nào?

nghiên cứu

Tiếp theo là giai đoạn phân tích đối thủ cạnh tranh, việc này sẽ giúp bạn đánh giá được hoạt động truyền thông của các đối thủ cũng như tham khảo được những ý tưởng hay cho kế hoạch của mình. Đồng thời, hoạt động này cũng sẽ giúp bạn dự đoán được đường đi nước bước của đối thủ, nắm bắt được suy nghĩ của khách hàng về các công ty đối thủ,…

Cuối cùng, để hoàn thành bước 1 trong quá trình xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm, hãy thực hiện kiểm tra lại hiện trạng truyền thông mà bạn đã và đang thực hiện thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

  • Chiến lược marketing bạn đã và đang thực hiện là gì?
  • Tình trạng các kênh truyền thông của bạn đang thế nào?
  • Quy mô nhân sự thực hiện marketing đang gặp phải vấn đề gì?

2) Xác định mục tiêu, thông điệp truyền thông và khách hàng tiềm năng

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm chính là xác định đúng mục tiêu truyền thông. Mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp phải thật chi tiết, dễ hiểu, có thể đo lường, thực tế, có khả năng thực hiện được. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định thời gian hoàn thành mục tiêu là bao lâu.

Về công chúng mục tiêu, bạn cần xác định được những đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Tiếp theo, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định chọn một hoặc một vài đối tượng trong số đó hoặc tất cả. Công chúng mục tiêu thường là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc là người mua sản phẩm, dịch vụ hay những cá nhân ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng sản phẩm. Từ việc xác định được công chúng mục tiêu, bạn sẽ xác định được thông điệp truyền thông từ đó xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

Thông điệp truyền thông được xây dựng từ các giá trị của doanh nghiệp, của sản phẩm hay thương hiệu. Có thể sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn có rất nhiều giá trị tốt nhưng bạn không nên truyền tải tất cả. Bởi như vậy, khách hàng sẽ khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả các giá trị của bạn và khiến cho giá trị quan trọng nhất bị lu mờ. Hãy chọn lựa một vài giá trị lớn nhất để thực hiện thông điệp nhất quán lên sản phẩm và các phương tiện truyền thông ở từng thời điểm cụ thể. Ngoài ra truyền thông bạn cũng nên đầu tư mặt hình ảnh thì sẽ thu hút khách hàng tốt hơn cũng như để khách hàng hiểu doanh nghiệp bạn nghiêm túc và chuyên nghiệp, tận tâm trong sản phẩm. Bạn có thể tự chụp ảnh sản phẩm hoặc tốt hơn là tìm đến dịch vụ chụp ảnh doanh nghiệp uy tín để được tư vấn đầy đủ hơn.

3) Lên ý tưởng – yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược marketing

ý tưởng

Mỗi thương hiệu hay sản phẩm nào khi phát hành ra thị trường đều gặp phải những khó khăn nhất định. Chẳng hạn như bạn thực hiện quảng cáo nhưng người tiêu dùng lại không hứng thú, thậm chí họ còn có ác cảm với những chương trình quảng cáo chen ngang khi đang xem phim, họ không thích bị làm phiền bởi những tờ rơi khi đi đường,… Điều khó khăn hơn cả đó chính là việc quảng cáo ngày càng rầm rộ khiến người tiêu dùng không thể ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm của bạn.

Ý tưởng truyền thông thường không chỉ xuất phát từ giá trị thương hiệu mà phải từ một giá trị khác bên ngoài thương hiệu và có khả năng thu hút khách hàng. Thế nên, để có một ý tưởng trọn vẹn, bạn cần phải kết hợp cả hai yếu tố giá trị này.

Để thực hiện được điều này, trước tiên bạn cần xác định những cách thức mà bạn nghĩ rằng có thể gây sự chú ý từ công chúng mục tiêu. Tiếp đến, hãy kết hợp những phương pháp đó với thông điệp truyền thông hay chính là giá trị thương hiệu của bạn. Cuối cùng, hãy tự đặt ra các câu hỏi như: đối tượng A, đối tượng B, các đối thủ của bạn, phía nhà báo sẽ phản ứng như thế nào trước ý tưởng của bạn.

Nếu bạn đang trong tình trạng cạn kiệt ý tưởng sáng tạo, hãy ngồi ngẫm lại một chút và tìm ý tưởng từ chính thông điệp truyền thông, từ hoạt động nghiên cứu các công chúng mục tiêu, những yếu tố ngữ cảnh xã hội cũng như từ việc học hỏi, tổng hợp thành quả truyền thông đã đạt được.

4) Xây dựng kế hoạch cụ thể ở giai đoạn đầu

Sau khi đã đi qua 3 bước đầu trong hoạt động xây dựng chiến dịch marketing cho sản phẩm, ở bước tiếp theo, bạn hãy kết nối tất cả lại để tạo nên một bức tranh tổng thể.

Cụ thể, bạn cần thực hiện những việc sau:

  • Lên ý tưởng chi tiết từ ý tưởng lớn.
  • Lập kế hoạch sản xuất nội dung và chọn lựa phương tiện truyền thông để đăng tải nội dung.
  • Xác định thời gian thực hiện.

Tiếp đến, hãy lên kế hoạch phương tiện truyền thông với 4 mục rõ ràng: phương tiện và hình thức truyền thông, thời gian truyền thông, ngân sách truyền thông và chỉ số đo lường hiệu quả truyền thông.

5) Thực hiện theo kế hoạch

chiến lược marketing

Sau khi đã có bản kế hoạch truyền thông, bạn cần tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động (action plan) nhằm đưa ra những đầu việc cụ thể cho các bộ phận nhân sự thực hiện. Action plan sẽ bao gồm những công việc cụ thể, deadline hoàn thành, cũng như có sự chỉ định người hoặc nhóm thực hiện.

Đây là bước rất quan trọng trong công cuộc xây dựng chiến lược marketing, mục đích chính là để kiểm soát chất lượng công việc của nhân sự ở từng mảng kế hoạch đang triển khai.

6) Đo lường, giám sát và điều chỉnh quá trình thực hiện chiến lược marketing

Một khó khăn mà hầu hết doanh nghiệp đều gặp phải đó là các vấn đề mâu thuẫn thường xảy ra giữa bộ phận marketing và bộ phận kinh doanh. Họ thường đổ lỗi cho nhau khi kết quả không tốt, cụ thể bộ phận marketing thường cho rằng bộ phận truyền thông đang lãng phí ngân sách.

Chính vì thế, người quản lý cần có những công cụ theo dõi, đo lường chính xác trên các nền tảng trực tuyến, đồng thời theo dõi các báo cáo về nguồn khách hàng từ bộ phận kinh doanh để có thể đánh giá mức độ hiệu quả truyền thông.

Từ đó, bạn sẽ xác định được mình có đang lãng phí ngân sách cho truyền thông hay không nhằm để điều chỉnh ngân sách cũng như chiến lược, mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong việc sử dụng ngân sách.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của OnlyCSSMenu đã giúp ích cho bạn trong việc định hướng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, cũng như tìm hiểu được kế hoạch của mình đang sai sót ở đâu, đang thiếu bước nào và bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Chúc bạn thành công!