Mật độ từ khóa là gì? Các công cụ phân tích mật độ từ khóa

Từ khóa, mật độ từ khóa là những thuật ngữ cơ bản của SEO khi nói về bài viết chuẩn SEO. Khi viết bài bạn sẽ thấy ở mỗi đơn vị sẽ yêu cầu một mật độ từ khóa và phân tích chúng bằng các công cụ khác nhau. Vậy thực chất mật độ từ khóa là gì? Mật độ bao nhiêu là chuẩn SEO? Có các công cụ phân tích mật độ từ khóa trong SEO nào nên dùng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp hết những vấn đề trên.

Mật độ từ khóa là gì?

Mật độ từ khóa là một trong những tín hiệu quản trọng để Google xếp hạng cho trang web của bạn.

Mật độ từ khóa thực chất là tỷ lệ phần trăm số lần của một từ khóa xuất hiện trong một bài viết chia cho tổng số từ trong bài viết đó.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về mật độ từ khóa như sau: Nếu trong bài viết có 1000 từ mà từ khóa xuất hiện 10 lần thì mật độ của từ khóa là 1%.

Mật độ từ khóa

Công thức tính mật độ từ khóa

Công thức tính mật độ từ khóa phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:

Keyword density = (Nkr/Tkn)*100

Chú thích:

  • Keyword density: Mật độ từ khóa
  • Nkr: Số từ khóa trong bài
  • Tkn: Tổng số từ của bài viết

Mật độ từ khóa có thể khác nhau khi nó áp dụng trên các công cụ tìm kiếm khác nhau bởi sử dụng các từ hoặc kỹ thuật bắt nguồn khác nhau.

Tầm quan trọng của mật độ từ khóa trong SEO?

Đối với SEO, mật độ từ khóa có vai trò vô cùng quan trọng bởi những từ khóa đó xuất hiện sẽ làm cho các thuật toán công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của bạn và xếp hạng nội dung bạn tốt hơn trên các bảng xếp hạng tìm kiếm dựa vào các từ khóa đó.

Mật độ từ khóa sẽ giúp đưa ra những tín hiệu cho công cụ tìm kiếm rằng bài viết của bạn về chủ đề gì khi từ khóa bạn đang nhắm vào mục tiêu nào. Tuy nhiên, không phải mật độ từ khóa càng lớn từ bài viết càng tốt.

Mật độ từ khóa bao nhiêu là đủ cho SEO?

Việc lặp lại từ khóa quá nhiều lần không giúp nội dung của bạn được đánh giá tốt hơn mà ngược lại, đối với công cụ tìm kiếm đặc biệt như Google thì đây là hành vi spam từ khóa. Hậu quả là bạn sẽ nhận được một hình phạt về tối ưu, ảnh hưởng xấu tới trang vị trí trang web của bạn tại công cụ tìm kiếm này.

mật độ từ khóa đối với SEO

Mật độ từ khóa bao nhiêu là tốt nhất?

Theo tuyên bố của Google thì không có bất kỳ tỷ lệ mật độ từ khóa nào lý tưởng để xếp hạng tốt hơn trang web. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các chuyên gia tại chúng tôi thì mật độ từ khóa tốt nhất từ 1 – 3%, tùy theo độ dài của bài viết cùng các từ khóa mục tiêu, từ khóa LSI.

Một số công cụ phân tích mật độ từ khóa có thể sẽ giúp bạn biết được phần trăm từ khóa như thế nào là đạt, bạn có thể sử dụng để biết rõ hơn. Tuy nhiên, thường thì bạn chỉ cần giữ mật độ ở mức 1,5% một cách tự nhiên là tốt nhất rồi.

Phân bố từ khóa một cách tự nhiên nhất và chuẩn SEO

Google cũng không có quy chuẩn cụ thể về việc phân bổ từ khóa và chuẩn SEO. Tuy nhiên, công cụ này gợi ý nên phân bố từ khóa của bạn trong bài viết một cách tự nhiên nhất có thể, đặc biệt là ở những vị trí quan trọng. Điều này sẽ giúp bài viết bạn hay hơn và mật độ từ khóa cũng mang tới hiệu quả cao nhất cho bạn.

Các vị trí quan trọng bạn nên nhớ khi chèn từ khóa trong bài viết như:

  • Các permalink
  • Thẻ H1, H2
  • Thẻ tiêu đề
  • Mô tả (sapo) – Đoạn mở đầu bài viết
  • Đoạn kết của bài viết
  • Mô tả ảnh (có thể chèn từ khóa hoặc không)

Lưu ý:

  • Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa chỉ để tăng mật độ từ khóa mà hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên nhất có thể.
  • In đậm và nghiêng các từ khóa, những cụm từ quan trọng để tạo điểm nhấn cho nội dung.
  • Sử dụng nhiều biến thể từ khóa.
  • Sử dụng các từ khóa LSI (từ khóa đồng ngữ nghĩa từ khóa chính)
  • Sử dụng công cụ kiểm tra mật độ từ khóa bài viết.

Các công cụ phân tích mật độ từ khóa

Dưới đây là một số gợi ý về công cụ phân tích mật độ từ khóa bạn có thể tham khảo:

Công cụ keywordshitter

Keywordshitter là một trong những công cụ đơn giản, được dùng phổ biến trong việc nghiên cứu và phân tích từ khóa cơ bản. Công cụ này cũng cung cấp cho bạn các từ khóa đuôi dài liên quan tới từ khóa mà bạn nhập vào.

công cụ keywordshitter

Keywordshitter

Cách sử dụng công cụ khá dễ, bạn chỉ cần truy cập vào keywordshitter.com, sau đó nhập từ khóa vào ô trống. Cuối cùng, bạn click vào ô “Shit Keywords”. Khi đó, bạn sẽ thấy kết quả trả về là những key có đuôi dài, bạn có thể sử dụng bộ lọc Positive Filter hoặc Negative Filter để chọn ra những từ khóa hữu ích nhất.

Công cụ phân tích mật độ từ khóa Keywordshitter hoàn toàn miễn phí nên bạn có thể thỏa sức sử dụng nhé.

Tuy nhiên, có một nhược điểm là công cụ này không phân tích các từ khóa nâng cao mà chỉ sử dụng trong việc lên các ý tưởng mới liên quan đến từ khóa nhất định hoặc từ khóa bạn đã chọn mà thôi. Và tính năng mà bạn có thể sử dụng với công cụ này cũng hạn chế hơn so với những công cụ mất phí, đây là điều đương nhiên rồi.

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là phiên bản nâng cấp của Google Keyword Tools. Công cụ phân tích mật độ từ khóa giúp bạn biết được số lượt tìm kiếm của từ khóa hàng tháng. Bạn sẽ biết được sản phẩm, dịch vụ bạn định kinh doanh có bao nhiêu người đang quan tâu. Từ đó bạn nắm bắt được nhu cầu thị trường và tìm những từ khóa mục tiêu tốt.

Google Keyword Planner có nhiều ưu điểm hơn Google Keyword Tools:

  • Nó có thể sắp xếp từ khóa theo nhóm gợi ý
  • Kiểm tra lượt tìm kiếm theo địa lý
  • Phân loại và lọc theo CPC cũng như lượt tìm kiếm
  • Có bộ lọc từ khóa phủ định, chức năng mô phỏng
  • Dự đoán lượt click, chi phí từng nhóm, từng từ khóa khi có kế hoạch Adwords.

Nếu bạn sử dụng công cụ này, hãy tìm hiểu chi tiết hơn để biết cách sử dụng tốt nhất nhé.

Công cụ phân tích Keyword Tool

Keyword Tool là một công cụ thay thế tuyệt vời cho Google Keyword Planner và những công cụ phân tích mật độ từ khóa khác.

công cụ Keyword Tool

Keyword Tool

Phiên bản miễn phí Keyword Tool có thể cho ra hơn 750 đề xuất từ khóa dài cho mỗi cụm từ tìm kiếm và nó có thể hoạt động tối đa 99,99% thời gian. Bạn cũng sẽ không cần phải tạo tài khoản hay trả phí khi sử dụng công cụ này.

Ngoài ra, Keyword Tool còn có phiên bản nâng cấp Keyword Tool Pro cung cấp lượng từ khóa nhiều hơn cùng những tính năng tuyệt vời khác mà phiên bản miễn phí còn hạn chế. Bạn có thể tìm hiểu 2 phiên bản này của Keyword Tool và trải nghiệm xem nhé.

Công cụ Ubersuggest

Ubersuggest là một trong những công cụ tác động mạnh tới trí tưởng tượng, giúp bạn nhanh chóng động não để tìm ra từ khóa mục tiêu mà mọi người vẫn đang tìm kiếm. Bạn chỉ cần tìm từ khóa thích hợp ứng với mục tiêu và bắt đầu xây dựng nội dung chất lượng từ cơ sở đó mà không cần kiểm tra lưu lượng từ khóa, đối thủ cạnh tranh hay các yếu tố xung quanh, giúp tiết kiệm tương đối thời gian của bạn.

Công cụ tìm kiếm Soovle

Nếu bạn muốn tìm một công cụ phân tích mật độ từ khóa đơn giản, dễ sử dụng thì Soovle chính là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Bạn chỉ cần truy cập vào web, nhập từ khóa hay cụm từ cần tìm, Soovle sẽ giúp bạn có được kết quả với các từ liên quan ngay lập tức.

Soovle có ưu điểm thấu hiểu khách hàng, giúp bạn tìm được những từ khóa từ cơ bản đến nâng cao. Công cụ này còn có kho dữ liệu tuyệt vời, cung cấp cho bạn kết quả khổng lồ dựa vào mạng lưới liên kết rộng lớn với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Amazon, Wikipedia,…

Tuy nhiên, Soovle có hạn chế trong việc xóa lưu trữ và tốc độ đọc từ khóa chậm hơn. Do đó, khi sử dụng, bạn không nên gõ từ khóa quá nhanh, bởi nó sẽ không theo kịp, dẫn tới kết quả đề xuất từ khóa liên quan không chất lượng.

Công cụ nghiên cứu từ khóa KWFinder

KWFinder là công cụ nghiên cứu từ khóa cao cấp mới xuất hiện với phiên bản miễn phí được thực hiện khá tốt. Công cụ này có tốc độ khá nhanh. Nó chỉ ra các trang web được Google xếp hạng cho từ khóa mà bạn tìm và xu hướng các từ khóa từ năm 2004 trở lại đây.

công cụ KWFinder

KWFinder

Tuy nhiên, công cụ KWFinder có nhược điểm là bạn cần phải tạo tài khoản nếu muốn sử dụng.

Công cụ Jaaxy

Giống như nhiều công cụ tìm kiếm và phân tích mật độ từ khóa khác, Jaaxy cũng yêu cầu bạn nhập từ khóa gốc và kiểm tra các bộ lọc để cho ra từ khóa kết quả.

Với ưu điểm là không dựa vào Google nên bạn có thể tìm được từ khóa tiềm năng với độ tin cậy cao hơn. Đồng thời, công cụ này còn có tính năng brainstorm cho phép lấy ý tưởng về từ khóa mới tốt hơn.

Tuy nhiên, Jaaxy có nhược điểm là phiên bản miễn phí với các tính năng tương đối hạn chế. Bên cạnh đó, mặt trái của việc không dựa vào Google là có thể quay lưng với các Blogger chỉ có mục đích lên lên bảng xếp hạng Google.

Công cụ Keyword Revealer

Một công cụ phân tích từ khóa bạn nên thử đó là Keyword Revealer. Với công cụ này, bạn chỉ cần gõ từ khóa gốc, các từ khóa liên quan ngay lập tức sẽ hiện ra. Từ khóa khó mà nó dự đoán cũng rất hữu ích cho việc bạn có dùng hay không nhắm đến các từ khóa khác.

Đồng thời, công cụ này cũng giúp bạn tính chi phí trung bình mỗi từ khóa, ước tính lợi nhuận kiếm được và chỉ ra khi tên miền EDM sẵn sàng cho mỗi từ khóa.

Nhược điểm của công cụ là số lượng từ khóa trả về cho mỗi từ khóa gốc ít hơn so với nhiều  công cụ khác.

Công cụ Ahref

Công cụ phân tích mật độ từ khóa, tìm kiếm từ khóa Ahref có thể thúc đẩy cuộc chiến SEO của bạn dựa vào các chức năng tuyệt vời như:

  • Hàng nghìn đề xuất từ khóa
  • Hơn 100 quốc gia được hỗ trợ
  • Số liệu được cung cấp chính xác
  • Hiển thị cả số lần Click chuột cho bạn
  • Cho bạn biết tổng quan về SERPs và lịch sử vị trí
  • Khả năng tạo danh sách từ khóa

công cụ Ahref

Ahrefs

Bạn chỉ cần nhập từ khóa và mục tiêu tìm kiếm, bạn sẽ được gợi ý các từ khóa theo thuật tuần về:

  • Cụm từ chứa từ khóa
  • Từ khóa đuôi dài
  • Từ khóa liên quan trong top 10

Tuy nhiên, muốn sử dụng công cụ phân tích mật độ từ khóa này với những tính năng tốt, bạn phải bỏ ra chi phí khá đắt cho mỗi tháng và không có phiên bản dùng thử.

Công cụ Spineditor

Bạn sẽ khó mà tìm thấy được một công cụ nào hội tụ đầy đủ tính năng hỗ trợ làm SEO tuyệt vời như Spineditor. Chúng được thực hiện một cách tự động, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Các tiện ích cơ bản của công cụ này có thể kể đến như:

  • Gợi ý từ khóa dựa vào từ khóa chính bạn kiểm tra về cả lưu lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh và lượt tìm kiếm.
  • Kiểm tra tên miền
  • Kiểm tra thứ hạng từ khóa.
  • Xem tin nhanh, duyệt bài viết của một website bất kỳ, biến bài viết thành của bạn là spin nội dung đăng lên website của bạn nhanh chóng.
  • Đăng lên blog sau khi biên tập và spin lên blog wordpress nhanh và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, công cụ còn rất nhiều tính năng hữu ích khác, bạn hãy trải nghiệm để khám phá chi tiết hơn.

Trên đây là thông tin cụ thể mà chúng tôi cung cấp giúp bạn hiểu rõ về mật độ từ khóa, tiêu chuẩn mật độ, cách phân bổ và những gợi ý về công cụ phân tích mật độ từ khóa phổ biến. Hi vọng với những kiến thức chia sẻ trên đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình làm SEO.